Nhãn dán là giải pháp nhãn phổ biến được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có thể nhắc đến như:
- Bảo vệ sản phẩm: nhãn dán giữ vai trò trọng việc bảo vệ sản phẩm tránh bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như: ánh sáng, nước, bụi và các tác động khác.
- Ứng dụng nhãn dán trong sản xuất đồ gia dụng, tiêu dùng: nhãn dán được sử dụng trong sản xuất đồ gia dụng, như: bình đun nước, lò vi sóng, tủ lạnh, v.v., giúp đánh dấu các thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
- Nhận biết, phân loại thể hiện thông tin và quảng bá sản phẩm: nhãn dán được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và dịch vụ để đánh dấu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm và cung cấp thông tin về sản phẩm, giúp sản phẩm dễ dàng được nhận biết trên thị trường và nhờ đó thúc đẩy doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, nhãn dán cũng giúp doanh nghiệp phân loại định danh, đánh dấu thời gian xuất nhập hàng hóa trong kho để quá trình lưu trữ và vận chuyển dễ dàng hơn
- Nhận diện thương hiệu/ sản phẩm: việc đồng nhất cũng như có tiêu chuẩn chung cho nhãn dán các loại sản phẩm giúp người tiêu có thể dễ dàng nhận biết sản phẩm, doanh nghiệp mà mình tin dùng. Hơn thế trong doanh nghiệp cũng có thể phân loại và có chiến lược phát triển sản phẩm nhưng vẫn duy trì được nét riêng biệt.
Vật liệu
Nhãn dán có nhiều loại khác nhau, bao gồm nhãn dán chất liệu giấy, nhãn dán bằng nhựa, nhãn dán chống trộm, nhãn dán mã vạch, nhãn dán 3D,…
Nhãn dán kỹ thuật in ống đồng được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau để phù hợp với sản phẩm, trong đó có:
1. Giấy – Chất liệu phổ biến nhất được sử dụng cho nhãn dán, có giá thành tốt, thân thiện với môi trường và có thể dễ dàng in và xử lý.
2. Polypropylene (PP) – Chất liệu bền hơn giấy, có khả năng chống ẩm, dầu và hóa chất. PP thường được sử dụng cho các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài.
3. Polyethylene (PE) – Có khả năng chống ẩm và hoá chất, được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm yêu cầu độ bền kéo và độ mềm dẻo cao.
4. Polyethylene terephthalate (PET) – Được sử dụng cho các sản phẩm có yêu cầu độ trong suốt và độ bóng cao. PET cũng có khả năng chống ẩm và hóa chất.
5. PVC: chất liệu này được sử dụng phổ biến cho những sản phẩm yêu cầu cao về độ trong, bóng. PVC có đặc tính bền cũng như có khả năng chống ẩm và hóa chất.
6. Giấy tổng hợp – Chất liệu bền và khó rách, có thể sử dụng cho các sản phẩm yêu cầu độ dẻo dai cao, thường được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng, như thực phẩm, đồ uống và dược phẩm.
7. BOPP, POPP – những vật liệu phổ biến cho nhãn dán được in bằng kỹ thuật in ống đồng. Trong đó, BOPP và POPP được sử dụng rộng rãi trong ngành đóng gói và dán nhãn các sản phẩm đòi hỏi độ bền cao.
8. MO (Oriented Polyamide) – Được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống để dán nhãn các ứng dụng đòi hỏi các đặc tính rào cản tuyệt vời, chẳng hạn như khả năng chống nước và không khí.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ứng dụng mà nhãn dán sẽ được sản xuất từ những nguyên vật liệu khác nhau. Ngoài ra, những chất liệu này có thể được kết hợp với các lớp phủ và chất kết dính khác nhau để cung cấp các đặc tính bổ sung như khả năng chống tia cực tím, chống ẩm và các tính năng chống giả mạo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.